Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tiếp
tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 23/11/2024,
Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu
tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cùng các vị đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh tham
gia thảo luận tại Tổ 18 cùng với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hoá, Trà
Vinh;
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam tại phiên thảo luận tổ
Tại phiên thảo luận tổ, tham
gia ý kiến đối dự án Luật Công nghiệp công nghệ số đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh Hà Nam thống nhất về sự cần thiết ban hành
dự án Luật
Công nghiệp công nghệ số và đánh giá cao Chính phủ, cơ quan
chủ trì soạn thảo đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, công phu, cơ bản bảo đảm chất
lượng, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung
chính sách trong dự án Luật cơ bản phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng,
bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong
hệ thống pháp luật, tương thích với với điều ước quốc tế có liên quan; các chính sách và các
quy phạm mới mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy phát triển công nghiệp
công nghệ số.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung
các quy định theo hướng cụ thể, tránh quy định chung chung, bảo đảm
tính khả thi; xác định rõ mối quan hệ giữa dự án Luật Công nghiệp công
nghệ số và Luật Công nghệ thông tin; nghiên
cứu chỉnh lý theo hướng thay thế toàn bộ Luật Công nghệ thông tin bằng
việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật này và tiếp tục bổ
sung các quy định còn hiệu lực của Luật Công nghệ thông
tin vào dự thảo Luật Công nghiệp công
nghệ số; hoặc
sau khi Luật này có hiệu lực, tiếp tục rà soát các quy định có hiệu lực còn lại
của Luật Công nghệ thông tin để
sớm xây dựng văn bản mới thay thế toàn bộ Luật Công nghệ thông
tin.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam |
tham gia ý kiến |
- Điều 12, khoản 3 quy định "tổ
chức, cá nhân Việt Nam nghiên cứu và phát triển, sản xuất, cung cấp và sở hữu
sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm,
dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Nghĩa vụ xin chấp thuận này
sẽ tạo ra một thủ tục hành chính mới, gây phiền hà cho các doanh
nghiệp tư nhân trong nước đang có hoạt động liên quan đến sản phẩm,
dịch vụ công nghệ số trọng yếu”. Những doanh nghiệp này, nhất là các
doanh nghiệp FDI, có thể đã và đang hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Nếu bắt các doanh nghiệp này sau này phải xin phép để bán / xuất
khẩu / chuyển giao các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số, hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ bị gián đoạn, gây gia tăng chi
phí tuân thủ. Ngoài ra, quy định này có thể làm hạn chế đầu tư từ
nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.
Đồng thời, dể đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia, đại biểu đề nghị Ban
soạn thảo cân nhắc giới hạn phạm vi áp dụng của nghĩa vụ xin chấp
thuận liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu tại
Điều 12 khoản 3 đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Tham gia ý kiến đối với dự
án Luật Quản lý
và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Trần Thị Hiền, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho biết dự án Luật đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục
cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống
pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh
nghiệp; đảm bảo Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường,
tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng
cường kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi khi được
ban hành, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo,
các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát các nội dung trong dự thảo Luật.
- Đề nghị xem xét tên gọi của Luật
để thống nhất phù hợp với điểm a, khoản 3, Điều 4 Luật Đầu tư năm 2020. Điểm a,
khoản 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư
của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp"
- Tại khoản 6, Điều 4 dự thảo đại
biểu đề nghị Điều chỉnh khoản 6 Điều 4 thành:
"Đầu tư bổ sung vốn là việc cơ quan
đại diện chủ sở hữu vốn, doanh nghiệp thực hiện bổ sung vốn vào doanh nghiệp đã
có vốn góp của nhà nước". Cho phù hợp
-
Tại khoản 1, khoản 2 điều 11 dự thảo Luật quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn, nội dung trên chưa cụ thể về nhiệm vụ của cơ quan, người đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước; Cần quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện chủ
sở hữu vốn; người đại diện chủ sở hữu trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước.
- Tại khoản 3 Điều 25 dự thảo Luật
quy định về Nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư vốn của doanh nghiệp. Theo quy
định tại khoản 3, Điều 25, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải thực
hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên,
theo quy định tại khoản 7 Điều 4, doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện nay, theo quy định pháp luật
về đầu tư, doanh nghiệp; các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc không có tư
cách pháp lý là nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án. Vì vậy để tạo công bằng cho
doanh nghiệp nhà nước trong việc triển khai thực hiện thủ tục đầu tư trên địa
bàn cả nước, thúc đẩy các dự án của doanh nghiệp nhà nước cung cấp các dịch vụ
thiết yếu như: Điện, ngân hàng, viễn thông…; đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì
nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, bổ sung quy định các chi nhánh,
đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ, tập đoàn kinh tế nhà nước được là
nhà đầu tư các dự án đầu tư theo ủy quyền.
- Về công bố
thông tin doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 59 dự thảo Luật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc công bố thông tin của các
doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. Điều này làm giảm hiệu
quả giám sát của xã hội đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân. Do đó, đề nghị cơ
quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về biện pháp bảo đảm thi
hành nghĩa vụ công bố thông tin này; có thể cân nhắc một số cơ chế như nêu tên
hoặc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc các
quy định về công bố thông tin.
Trước phiên thảo luận tại Tổ, Quốc hội đã
nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình
bày Tờ trình về dự án Luật Quản
lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của
Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn
nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự
án Luật Công nghiệp công nghệ số; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự
án Luật Công nghiệp công nghệ số .
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Chủ nhiệm Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm
tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật .