Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

         Chiều ngày 05/6/2023, theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong phiên buổi chiều Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại tổ 17 cùng với các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, An Giang.  

Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội trong tổ nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Uỷ ban của Quốc hội.

anh tin bai
 Đại biểu Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBDN tỉnh Hà Nam,
  Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi thảo luận

 
         Tham gia góp ý về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các ĐBQH Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời tham gia một số ý kiến cụ thể đối với Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) như:

- Tại khoản 16 Điều 3 dự thảo quy định về giải thích từ ngữ:Khả năng chịu tải của nguồn nước là giới hạn tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam”. Đề nghị xem xét điều chỉnh thành: Khả năng chịu tải của nguồn nước là giới hạn tiếp nhận thêm các chất ô nhiễm mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam”.  Vì lượng nước thải ít nhiều không đánh giá được mức độ ô nhim nước thải mà sự ô nhiễm và khả năng chịu tải được đánh giá qua các chất gây ô nhiễm.

- Tại khoản 6 Điều 10 dự thảo quy địnhcác hành vi bị nghiêm cấm: “Phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra”. Đề nghị xem xét bổ sung hành vi “lấn chiếm, sử dụng đất trái phép” vì trên thực tế có hành vi này; đề nghị sửa thành: “Phá hoại công trình hoặc lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi của công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra”. 

anh tin bai
 Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh,
 Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại buổi thảo luận

 

- Tại Điều 23 dự thảo quy định chức năng nguồn nước: Đề nghị xem xét là rõ việc bảo vệ nguồn nước phải dựa vào chức năng và phân vùng nguồn nước; thẩm quyền phân vùng chức năng nguồn nước; các biện pháp bảo vệ nguồn nước để đạt mục tiêu bảo vệ hiệu quả số lượng và chất lượng nguồn nước. Đối với hoạt động xả thải vào nguồn nước cần yêu cầu phải xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả thải; bổ sung quy định cơ chế tài chính khi cấp nước cho các mục đích sử dụng khác nhau phải tính đến lượng nước thải và chi phí để xử lý nước thải sau sử dụng nhằm bảo vệ hiệu quả nguồn nước. Thực tế hiện nay, nguồn nước bị ô nhiễm rất nhiều, nhất là trên hệ thống các sông lớn, chảy qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố...

- Tại Điều 42 dự thảo Quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước:   Tại khoản 1, đề nghị xem xét bổ sung quy định về nguyên tắc phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác cho phù hợp với pháp luật về quy hoạch. Nghiên cứu bổ sung nguyên tắc quản lý khai thác, sử dụng nước phải đăng ký hoặc được cấp phép và có sự giám sát thông qua đăng ký, cấp phép.

 - Tại Điều 44 dự thảo quy định đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Tại khoản 1, khoản 2 đề nghị xem xét rà soát, quy định cụ thể những trường hợp nào phải đăng ký, trường hợp nào phải cấp phép, trường hợp nào không phải đăng ký, cấp phép tại để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót; Bổ sung quy định việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình thủy lợi đang hoạt động thuộc đối tượng phải đăng ký, cấp phép theo hướng tối giản các thủ tục hành chính và chi phí thực hiện.

   - Tại Điều 63 dự thảo quy định về phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông, hồ: Đề nghị xem xét làm rõ quy định tại khoản 2 Điều 63 để tránh chồng chéo với quy định pháp luật về đê điều, giao thông thủy nội địa; xác định rõ phạm vi, quy trình thủ tục và sản phẩm yêu cầu của việc “đánh giá tác động”, phân biệt với “đánh giá tác động môi trường” đã được quy định cho các dự án đầu tư theo pháp luật về bảo vệ môi trường để tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính; chỉnh sửa khoản 3 Điều 63 cho rõ nghĩa, phù hợp với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương bởi lẽ cơ quan thẩm định giúp UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước cùng là Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tại Điều 66 dự thảo quy định tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: Tại khoản 1, khoản 2: đề nghị xem xét quy định cụ thể đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại khoản 1, khoản 2 và đề nghị làm rõ việc bổ sung quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vì hiện nay lĩnh vực này do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện và thủy lợi phí vẫn đang được Nhà nước hỗ trợ. Bên cạnh đó, đề nghị cân nhắc bỏ khoản 4 để phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước;

- Tại Điều 69 dự thảo quy định Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động bảo vệ, phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước: Đề nghị xem xét quy định cụ thể về chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho bảo vệ, phát triển, tích trữ và phục hồi nguồn nước vì nhiều nội dung đã được quy định trong pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế…;  Tại điểm a khoản 1 đề nghị xem xét, bổ sung “khu vực, địa bàn ưu đãi” bên cạnh “lĩnh vực ưu đãi” để phù hợp với pháp luật về đầu tư. 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập