Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh & xã hội và nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, ngày 06/6/2023, Quốc hội chuyển sang nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn. 

anh tin bai

Toàn cảnh Hội trường phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Ngay sau phát biểu mở đầu phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội với những nội dung cơ bản như sau: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực; công tác quy hoạch, sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; Thực trạng việc làm cho người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động trong giai đoạn hiện nay; Giải pháp khắc phục bất cập, hạn chế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội, tình trạng cấu kết, lập khống, làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm, chi sai chế độ…); công tác quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội; giải pháp khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng.

Chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Tham gia trả lời chất vấn có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Y tế, Tư pháp; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan. 

anh tin bai
 Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN và MT
 của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên chất vấn

Tham gia chất vấn, đại biểu Trần Văn Khải, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ĐBQH tỉnh Hà Nam cho biết, theo Báo cáo của Cục Việc làm trong ba tháng đầu năm 2023 có 146.000 người nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, đến thời điểm hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp đã hỗ trợ được bao nhiêu người trong số 146.000 hồ sơ đã nộp lên cơ quan chức năng? Bộ trưởng cho biết có đề xuất nào để quỹ bảo hiểm thất nghiệp phát huy tốt hơn vai trò bệ đỡ trong công tác an sinh xã hội trước bối cảnh kinh tế đang khó khăn như hiện nay?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong 4 tháng đầu năm đã tiếp nhận 632.790 lượt hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 2,8 % so với cùng kỳ; tổng số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 274.592 người, giảm 4,6% so với cùng kỳ và số hỗ trợ được học nghề là 7.308 người, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2022 .

Để bảo hiểm thất nghiệp trở thành bệ đỡ trong công tác an sinh xã hội và thị trường lao động, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất sửa đổi Luật Việc làm, trong đó có chương riêng về bảo hiểm thất nghiệp theo hướng để khi người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn phải dùng bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ. Đặc biệt là quan tâm nhiều hơn đến việc
hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp, miễn giảm chi phí hỗ trợ từ các nguồn kết dư khi kết dư được cao. Bên cạnh đó có thể cân nhắc giảm mức đóng  để giảm đỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc với những nội dung trọng tâm: Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030); Chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.

Chịu trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Tham gia chất vấn, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại biểu Trần Văn Khải - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ĐBQH tỉnh Hà Nam cho biết: theo trả lời của Bộ trưởng đối với đại biểu Dương Tấn Quân đoàn Vũng Tàu là có tình trạng thiếu và chậm giải quyết đất sản xuất cho đồng bào; theo đại biểu còn có tình trạng khi giao đất cho đồng bào nhưng thiếu các điều kiện cơ bản như: nước tưới, cơ sở hạ tầng... làm cho người dân người dân không sản xuất được dẫn đến tình trạng lấn chiếm, bán, sang nhượng sau khi được giao đất. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm thuộc tổ chức, cá nhân nào để ra tình trạng như vậy? Và Bộ trưởng có đề xuất những nội dung gì để đưa vào dự án Luật Đất đai sẽ dự kiến trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 6 tới để giải quyết căn cơ nội dung này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết đối với vấn đề thực tiễn hiện nay trong việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người dân chúng ta đang tập trung để giải quyết những hộ dân chưa được cấp đất. Nhưng trong thực tiễn có tình trạng chuyển nhượng, mua bán, cho tặng... đất ở và đất sản xuất sau khi được giao. Chính quyền địa phương trong quá trình triển khai chính sách phải rà soát, kiểm tra để đảm bảo sự công bằng. Cho nên phải có sự phối hợp, thống nhất từ trung ương đến địa phương, trung ương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, địa phương tăng cường kiểm tra tại địa phương và xử lý vi phạm.

Vấn đề có đề xuất gì trong sửa Luật Đất đai, trong quá trình dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Dân tộc đã tham gia hai lần sửa đổi Luật Đất đai; trong các điều luật của Luật Đất đai năm 2013 có những điều luật quy định về cấp đất, các vấn đề cho người dân tộc thiểu số, Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản để báo cáo với ban chỉ đạo sửa luật, đề nghị 02 khoản tại Điều 27: Quy định tại khoản 1 là “có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cho cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá và điều kiện thực tế của từng vùng”, khoản 2 đề nghị một chính sách là “có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp”. Như vậy, Ủy ban Dân tộc đã có ý kiến tham gia và đang đề nghị Ban soạn thảo Luật dất đai cụ thể hóa vào trong luật.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập