Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát tối cao về công tác phòng chống dịch COVID-19
Ngày 29/5/2023, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới
sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể tại
hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ
công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y
tế cơ sở, y tế dự phòng.
Mở
đầu phiên thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm
Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn
Thúy Anh trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19;
việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam tại phiên thảo luận
Báo
cáo của Đoàn giám sát nêu rõ, công tác huy động nguồn lực phòng, chống dịch đã được
thực hiện chủ động, góp phần kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống
dịch, mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh khó khăn, cấp bách của đại dịch.
Đến
31/12/2022, tổng nguồn lực đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác
phòng, chống dịch là hơn 236 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là trên
189 nghìn tỷ đồng, huy động từ các nguồn viện trợ (chủ yếu là vaccine), tài trợ
là trên 47 nghìn tỷ đồng. Công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các
nguồn lực huy động để phục vụ cho công tác phòng chống dịch về cơ bản đã được
thực hiện bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, thực hiện theo các chủ trương, chính
sách đã ban hành.
Hoạt
động của y tế cơ sở và y tế dự phòng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng
vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và đã được
minh chứng trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nhấn mạnh nhiều khó khăn
trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn lực từ ngân
sách Nhà nước; còn xảy ra sai phạm trong mua sắm ở nhiều mức độ khác nhau, có vụ
việc đến mức phải xử lý hình sự… Ngoài ra, đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng
còn chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với quan điểm “y tế dự phòng là then chốt,
y tế cơ sở là nền tảng”.
Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN và MT |
của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên thảo luận |
Thảo
luận tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Hà Nam đề nghị Đoàn Giám sát của Quốc hội làm nổi bật hơn nữa sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và của cá nhân Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng như lời kêu gọi của Tổng Bí thư gửi đến các chiến
sĩ, nhân dân, đồng bào cả nước và nước ngoài. Đây là cơ sở chính trị để triển
khai các chiến lược và chính sách khác trong công cuộc phòng, chống
đại dịch COVID-19...
Tại
trang 3, khoản b, mục 1 về Quản lý, sử dụng nguồn lực huy động được có nêu:
"Việc thanh quyết toán kinh phí phòng chống dịch từ ngân sách Nhà nước
trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, phát sinh nhiều
khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm". Như vậy nội
dung chỉ có đánh giá về nguồn ngân sách Nhà nước, chưa có có đánh giá về
việc thanh quyết toán kinh phí huy động từ nguồn lực ngoài ngân sách.
Do
đó, đại biểu đề nghị Báo cáo giám sát cần yêu cầu Chính phủ báo cáo bổ
sung, tổng hợp, nêu rõ kết quả quản lý, sử dụng và thanh quyết toán đối với nguồn
lực huy động từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Nghị quyết của
Quốc hội nêu rõ hơn thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm hết sức cụ thể. Đặc
biệt là kiến nghị những giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, trọng tâm là việc
thanh quyết toán, xác lập giá trị tài sản sở hữu toàn dân để nhanh chóng quản
lý, tránh lãng phí các nguồn lực đã huy động được.
Trong phiên họp buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Khắc Định tiếp tục điều hành nội dung phiên họp tiếp tục thảo luận về
việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch
COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng./.