Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 29/8/2023, tại Nhà Quốc
hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị ĐBQH hoạt động
chuyên trách lần thứ 4, khoá XV xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý
kiến khác nhau đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).
Toàn cảnh hội nghị
Tại hội nghị, tham gia ý
kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cơ bản nhất trí và đánh giá cao công tác chuẩn bị của dự
thảo Luật, các nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý đầy đủ theo các góp ý của đại
biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5…
Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, |
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại hội nghị |
Đại biểu Phạm Hùng Thắng cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu
đã góp ý 6 nội dung cho dự án Luật này. Đến nay, cơ bản 6 nội dung mà đại biểu
góp ý đã được cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý. Tuy nhiên, để tiếp tục
hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị cơ
quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái
định cư. Theo đó, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định cụ thể về tiêu chí nhà ở
phục vụ tái định cư để các địa phương dễ dàng trong quá trình triển khai thực hiện
Cũng tại hội nghị, đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực
Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đoàn
ĐBQH tỉnh Hà Nam đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ban
soạn thảo đã nỗ lực hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, |
đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại hội nghị |
Về vấn đề giao Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được tham
gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn cho thuê, đại biểu Trần
Văn Khải cho rằng quan tâm của công nhân lao động là vấn đề nhà ở, nhiều công
nhân ở khu công nghiệp đang phải chịu cảnh 5 không: Không nhà ở, không nhà trẻ,
không công trình giáo dục, y tế, không có điều kiện để sinh hoạt. Và việc triển
khai nhà ở cho công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được triển
khai từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng các thiết chế
công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo đề án của Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam. Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị giao cho Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên
công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội làm việc tại các
khu công nghiệp thuê.
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có 21 đại
biểu phát biểu ý kiến, các ý kiến phát biểu tâm huyết, trí tuệ, với tinh thần
trách nhiệm cao, tập trung vào các nội dung trọng tâm của dự thảo luận; các ý
kiến phát biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý; đồng
thời phân tích, làm sâu sắc thêm nhiều nội dung và góp thêm nhiều ý kiến thiết
thực, cụ thể, hoàn thiện nội dung dự thảo luật.
Sau hội nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Tổng Thư
ký Quốc hội sẽ tổng hợp ý kiến thảo luận và có báo cáo gửi đến các vị đại biểu
Quốc hội, các cơ quan có liên quan để nghiên cứu tiếp thu giải trình tiếp tục
hoàn thiện dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với
Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan thẩm chính soạn thảo và các
cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu giải trình tiếp thu đầy đủ, kỹ càng ý
kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ngày hôm nay và các ý kiến của các
Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, các tổ chức hữu quan để tiếp tục hoàn chỉnh
dự thảo luận; lấy ý kiến của Chính phủ trước khi trình Quốc hội thảo luận, xem
xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6./.