Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; chiều ngày 10/5/2025;
Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Doanh nghiệp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch;
dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại Tổ 16 gồm các tỉnh: Hà Nam,
Kon Tum, An Giang, Lai Châu. Đồng chí Trần Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, Tổ phó tổ thảo luận chủ trì phiên thảo luận.
Tham gia phát biểu ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Quy hoạch, đại biểu Phạm Hùng Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho rằng dự thảo Luật cho phép
các quy hoạch chuyên ngành lập song song quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch
vùng, quy hoạch tỉnh và quy định trình tự xử lý mâu thuẫn. Việc quy định này
giúp rút ngắn tiến độ lập các quy hoạch, tuy nhiên dễ phát sinh xung đột do
chưa có khung định hướng chung. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ
sung cơ chế và quy định để phát hiện mâu thuẫn trước khi trình Hội đồng thẩm định;
đồng thời giao Chính phủ ban hành khung tiêu chí đánh giá sự phù hợp giữa Quy
hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ
thuật, chuyên ngành.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, |
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam |
Về nội dung quy hoạch tỉnh, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị cơ quan soạn
thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định về đồng bộ Kế hoạch thực hiện quy hoạch và
Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm để tránh sự chồng chéo và các địa
phương có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
Đối với quy định cho phép Chính phủ quyết định quy hoạch không gian biển quốc
gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đại biểu cho rằng dự thảo Luật đã phân cấp
thẩm quyền quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất
quốc gia từ Quốc hội sang Chính phủ. Do đó đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu
giữ thẩm quyền Quốc hội với các quy hoạch có tính chiến lược cao, hoặc thiết kế
cơ chế giám sát, hậu kiểm. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo có thể nghiên cứu phương
án bổ quy định Quốc hội ủy quyền Chính phủ phê duyệt, Chính phủ báo cáo Quốc hội
tại kỳ họp gần nhất để đảm bảo đồng bộ với Hiến pháp 2013.
Tham gia ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị cơ quan
soạn thảo cần tiếp tục rà soát, bổ sung các nội dung giải thích từ ngữ cho phù
hợp, chính xác; điều chỉnh một số nội dung chính sách của Nhà nước về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm phân định rõ việc tuyên truyền, nâng cao
nhận thức với giáo dục, đào tạo, cập nhật kiến thức.
Đại biểu nhấn mạnh, hiện nay chưa có quy định, hướng dẫn nào về tính toán,
đo lường các chương trình hay giải pháp về hiệu quả năng lượng. Do đó, đề nghị
xem xét quy định cụ thể về hệ thống đo lường, giám sát, phương pháp đánh giá mức
tiết kiệm năng lượng để làm cơ sở cho việc thanh kiểm tra, giám sát và báo cáo
các cấp quản lý để tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng vào thực tiễn.
Tham gia ý kiến đối
với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; đại biểu Trần Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Hà
Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cho biết những ngày qua cộng đồng doanh nghiệp
rất phấn khởi khi Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025
về phát triển kinh tế tư nhân với nhiều quan điểm, chủ trương rất mới, có tính
đột phá mạnh mẽ trên tinh thần tôn trọng, đối xử công bằng và khuyến khích
doanh nghiệp tư nhân phát triển; trong đó có những nội dung có thể thể chế hóa
ngay trong việc sửa Luật Doanh nghiệp và một số luật có liên quan đang được
trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 lần này.
Đại biểu Trần Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần |
Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Hà Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam |
Theo đại biểu Trần
Thị Hiền, trước hết cần cần kịp thời thể chế hóa việc bổ sung những hành vi bị
nghiêm cấm đối với doanh nghiệp. Tại Điều 16 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định
07 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có tới 5 nhóm hành vi xác định doanh
nghiệp là chủ thể của hành vi bị cấm, chỉ có 02 nhóm hành vi cấm đối với các cơ
quan nhà nước hoặc chủ thể khác. Nghị quyết 68 có 3 nội dung rất mới thể hiện
tinh thần nghiêm cấm hành vi tiêu cực, tác động bất lợi đến hoạt động doanh
nghiệp. Đây đều là những vấn đề rất mới, rất rõ ràng, minh bạch, có tính thời sự
và hoàn toàn có thể chuyển hóa thành quy định bổ sung tại Điều 16 Luật Doanh
nghiệp. Thông qua đó nhằm tăng tốc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn
định, an toàn, cũng là sự hỗ trợ hết sức thiết thực đối với cộng đồng doanh
nghiệp.
Vấn đề thứ hai, theo
đại biểu Hiền cần thể chế hóa các tiêu chí về đánh giá doanh nghiệp tư nhân. Nghị
quyết 68 đã lần đầu tiên đưa ra quan điểm về đánh giá doanh nghiệp tư nhân theo
chuẩn quốc tế với hệ tiêu chí cốt lõi rất rõ ràng, minh bạch gồm: (1) Mức độ
tuân thủ pháp luật; (2) Giải quyết việc làm; (3) Đóng góp vào ngân sách nhà nước;
(4) Tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Đây là cơ sở chính trị rất quan trọng
để thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ doanh nhân có đạo đức, văn hóa kinh doanh, bản
sắc dân tộc, trách nhiệm xã hội, tích cực góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
đất nước. Đáng nói là, cùng với việc nêu tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, Nghị
quyết 68 còn đề ra các chủ trương “Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp
tuân thủ tốt quy định pháp luật”. Đây là những vấn đề có liên quan mật thiết với
nhau, do đó cần được nghiên cứu để quy phạm hóa trong Luật hoặc trong Nghị quyết
của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
Vấn đề thứ ba, về bảo
đảm quyền sở hữu của doanh nghiệp, theo đại biểu Trần Thị Hiền, Nghị quyết 68 đề
ra chủ trương “Rà soát, hoàn thiện và thực thi hiệu quả quy định pháp luật về bảo
vệ quyền sở hữu tài sản, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình”;
trong đó nhấn mạnh rất rõ “quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình”. Đây là những
yếu tố thuộc về giá trị của doanh nghiệp và ngày càng đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, nội hàm của tài sản vô hình cần được thể
chế hóa, bổ sung, làm rõ trong Luật trên cơ sở học hỏi, tiếp cận và phù hợp với
pháp luật quốc tế và văn hóa kinh doanh thế giới.
Theo
chương trình kỳ họp, ngày 11/5/2025 Quốc hội nghỉ; sáng ngày 12/5/2025 Quốc hội
thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)./.