Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội
Thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, từ ngày
23-24/01/2024, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh do đồng chí Phạm
Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
làm Trưởng đoàn, đã làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, Cục Thuế tỉnh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày
11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tham gia đoàn giám sát có các vị
Đại biểu Quốc hội tỉnh khoá XV, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban
Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
cùng một số cơ quan, đơn vị có liên quan.
Tại buổi làm việc đại diện lãnh đạo các
đơn vị đã báo cáo việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của
Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế - xã hội. Theo đó, các đơn vị đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15
trên địa bàn tỉnh và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN và MT |
của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc |
Triển khai thực hiện các chính sách tín
dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện các giải pháp điều hành
nhằm điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với mục tiêu giảm từ 0,5% - 1% trong 2
năm 2022, 2023. Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện
tốt các chương trình hỗ trợ lãi suất, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và
giữ nguyên nhóm nợ, chính sách tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi
Covid-19. Thông qua đó đã giúp doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có khả năng
tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp, cơ cấu lại nguồn lực tài chính, thúc đẩy phục
hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đại biểu Trần Thị Hiền Đoàn ĐBQH tỉnh Hà
Nam phát biểu
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tích
cực triển khai thực hiện có hiệu quả 4 Chương trình tín dụng chính sách cho vay
ưu đãi thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đến nay việc giải
ngân đã đạt 100% kế hoạch đề ra, nguồn vốn vay được sử dụng đúng quy định, hỗ
trợ tích cực cho các đối tượng theo quy định, qua đó phát huy về kinh tế - xã
hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Triển khai thực hiện các chính sách
miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã thực hiện miễn, giảm tiền
thuê đất, tiền thuê mặt nước; giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm
hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%; qua đó,
góp phần giảm giá thành hàng hoá, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Gia
hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá
trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, giúp doanh nghiệp có nguồn lực tài chính
quay vòng, duy trì sản xuất, kinh doanh. Thực hiện giảm thuế trước bạ khi đăng
ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, qua đó giảm chi phí cho doanh nghiệp,
người dân, kích thích nhu cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trường kinh tế - xã hội.
Đại diện lãnh đạo đơn vị
được giám sát trả lời tại buổi làm việc
Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích
cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covd-19. Nhiều
địa phương có cách làm hay, mô hình hiệu quả huy động cả hệ thống chính trị và
các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống dịch Covd-19. Nhờ đó, dịch bệnh
Covid-19 được kiểm soát tốt, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế -
xã hội.
Từ nguồn hỗ trợ của Nghị quyết số
43/2022/QH15 đã đầu tư xây dựng nâng cấp mở rộng 3 Trung tâm Y tế tuyến huyện
(Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm); đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và mua
sắm trang thiết bị cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam; xây
dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị Trường Cao đẳng
nghề Hà Nam; đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ QL1A kết nối hai di tích
Quốc gia đặc biệt là đền Trần Thương (tỉnh Hà Nam) và Khu di tích lịch sử - văn
hóa đền Trần (tỉnh Nam Định). Đến nay các dự án đều đang được triển khai tích
cực, đạt tiến độ đã đề ra.
Tại buổi làm việc các thành viên Đoàn
giám sát đề nghị các đơn vị làm rõ một số nội dung như: công tác tuyên truyền;
tốc độ giải ngân; khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục cho vay vốn;
việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và các chương trình hỗ trợ đối với doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh; công tác phối hợp của các sở
ngành, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện; làm rõ các khó khăn,
vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và một số nội dung khác.
Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, |
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận hội nghị |
Kết luận các buổi làm việc, đồng chí Phạm
Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh,
Trưởng Đoàn giám sát đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số
43/2022/QH15 tại các đơn vị. Từ đó, có tác động tích cực đến tình hình sản
xuất, kinh doanh và thực hiện các chỉ tiêu phục hồi, phát triển trên địa bàn
tỉnh. Đồng thời, đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
số 43/2022/QH15; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chú trọng công tác
tham mưu, phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đối với các đề xuất,
kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, Đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp để chuyển
đến các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết.
Trước đó, đoàn công
tác đi khảo sát thực tế triển khai các dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh./.