Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam dự phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực, trách nhiệm của Bộ Tư pháp tại phiên họp thứ 25 (tháng 8/2023) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thực
hiện kế hoạch số 577/KH-UBTVQH15 ngày 03/8/2023 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 15/8/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn nhóm vấn đề thuộc
lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Phiên họp được tổ chức tại phòng họp Diên
Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối trực tuyến đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh
Hà Nam.
Dự tại điểm
cầu Hà Nam có đồng chí Phạm Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng
đoàn ĐBQH tỉnh; các vị ĐBQH trong đoàn ĐBQH tỉnh công tác tại địa phương. Tham
dự phiên họp có đại diện Thường trực HĐND
tỉnh; Lãnh đạo UBND tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; Lãnh đạo Ban Pháp
chế HĐND tỉnh; Lãnh đạo sở Tư
pháp; Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
và Văn phòng UBND tỉnh.
Đồng chí Vương
Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc phiên chất vấn
Tại
phiên chất vấn các vị ĐBQH sẽ chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp
về các nhóm vấn đề: (1) Việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh; các giải pháp đảm bảo tiến độ, chất lượng và hồ sơ thủ tục các dự án, dự
thảo Chính phủ trình Quốc hội; giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp
luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công
tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ. (2) Thực trạng và giải
pháp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật. Giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo,
mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi
tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. (3) Thực
trạng và giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác
đấu giá tài sản, giám định tư pháp.
Đây đều là những
vấn đề rất cấp thiết, được cử tri, Nhân dân và các vị ĐBQH rất quan tâm, gắn
chặt với hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH và
các cơ quan của Quốc hội, góp phần hoàn thiện thể chế, đồng bộ hệ thống pháp
luật, nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Phiên chất vấn
sẽ là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá chính xác các hạn chế, vướng mắc, đề
ra những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng công tác lập pháp; xây
dựng, triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm; hoàn
thành các nhiệm vụ lập pháp tại Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị
và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH đối
với chương trình xây dựng pháp luật toàn khóa; đồng thời, nâng cao chất lượng
giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ
cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục
bộ trong công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm sự ổn định, thống nhất, đồng bộ
của hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện thể chế phát triển, xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCNVN trong giai đoạn mới theo Nghị quyết số 27
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh |
tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp |
Cùng tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư
pháp, đồng chí Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam có ý kiến về tình
trạng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản quy định chi tiết vẫn còn chậm,
nợ đọng. Việc chậm, nợ ban hành các văn bản quy định chi tiết gián tiếp hoặc trực
tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện, ảnh hưởng trong thực thi chính sách
cho các nhóm đối tượng, đặc biệt ở cấp cơ sở sẽ gặp phải nhiều bất cập trong thực
tiễn, khó khăn trong việc thực thi; Việc quy định cụ thể chế tài xử lý đối với
cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật; Việc
xử lý đối với các cơ quan không thực hiện hoặc chậm thực hiện xử lý văn bản có
dấu hiệu trái pháp luật; các giải pháp thực hiện đấu giá trực
tuyến trong thời gian tới nhằm đảm bảo sự công khai minh bạch, chống thông đồng,
dìm giá, tiết kiệm chi phí và nhân lực hoạt động đấu giá.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất
vấn
Phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi với tinh thần trách nhiệm cao; Bộ trưởng
Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo
của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt sát sao của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, sự quan tâm phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương…
công tác tư pháp nói chung đã đạt được những kết quả thiết thực, đóng góp cho
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại,
đòi hỏi Bộ cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đáp ứng tốt hơn mong mỏi của Đảng, Quốc
hội, cử tri cả nước. Đã có 28 vị
ĐBQH đặt câu hỏi chất vấn với 43 vấn đề, câu hỏi có liên quan đến
3 nhóm vấn đề: Công tác xây dựng pháp luật, công tác kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật, công tác đấu giá tài sản và giám định tư pháp. Tại phiên họp
cũng đã có 05 ĐBQH phát biểu tranh
luận và 26 ĐBQH đăng ký nhưng chưa có thời gian phát biểu. Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã báo cáo thực trạng, nghiêm túc nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại, hạn
chế thuộc lĩnh vực quản lý và đề xuất những giải pháp khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong thời gian tới.