Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận ở Tổ về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 07/01/2022, Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận ở Tổ về Chủ trương đầu tư Dự án xây
dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Dự
thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố
Cần Thơ.
Dự và chủ trì tại
điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND
tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH; các vị ĐBQH
trong đoàn ĐBQH tỉnh công tác tại địa phương và đại diện các sở, ngành: Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Giao thông-Vận tải, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nam;
Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và các đại biểu tại phiên thảo
luận tổ
Tại
phiên thảo luật tại Tổ, các vị ĐBQH
trong đoàn ĐBQH tỉnh công tác tại địa phương cơ
bản nhất trí với sự cần thiết đầu tư “Dự
án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 -
2025”. Việc đầu tư dự án nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày
13/7/2021 của Hội nghị Trung ương khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc
hội, trong đó xác định “Đến năm 2025, cơ
bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”. Đồng thời, nhất
trí về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ là đủ cơ sở chính trị, căn cứ
thực tiễn, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển
thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo cơ chế thu hút đầu
tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm phát
triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát
triển chung của đất nước trong thời gian tới. Việc ban hành chính sách đặc thù
phát triển thành phố Cần Thơ cũng bảo đảm tính tương đồng với một số địa phương
vừa được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số nội dung như:
- Đối với Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng
công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: Đề nghị cần
sớm hoàn chỉnh hướng tuyến của Dự án; rà soát kỹ lưỡng để thích ứng với các tác
động của biến đổi khí hậu và giải pháp hiệu quả xử lý các khu vực có nền đất yếu,
lưu ý các khu vực quốc phòng, an ninh, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các
di tích lịch sử, khu bảo tồn, vườn quốc gia; bổ sung các giải pháp tránh gây ngập
úng, ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ; bố trí các đường gom, hầm chui dân sinh hợp
lý; áp dụng triệt để các công nghệ tiên tiến, phương án thiết kế cầu, hầm... để
tối ưu hóa hướng tuyến của Dự án; Đề nghị có phương án thiết kế cụ thể đảm bảo
có đường gom; có biện pháp bảo vệ các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp lân cận đường cao tốc đi qua tại địa phương, tránh làm gián đoạn, ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, có biện pháp hoàn trả hạ tầng
giao thông hư hỏng tại các địa phương khi vận chuyển nguyên vận liệu phục vụ dự
án....
- Đối với Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số
cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ: Dự thảo Nghị quyết quy
định Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ được ban hành phí, lệ phí chưa có
trong Danh mục; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu một số loại phí, lệ phí so với
quy định của Luật. Tuy nhiên, đề nghị trong triển khai cần bảo đảm nguyên tắc:
có lộ trình phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của Thành phố; tạo môi
trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi; bảo đảm sự thống nhất của thị trường,
không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; bảo đảm công khai, minh bạch....