Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam tham dự hội toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
Ngày 07/3/2024, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ
chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị
quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Hội nghị
được tổ chức tại phòng họp Thăng Long, Nhà Quốc hội và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hội nghị do đồng chí
Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì. Đồng chủ trì hội nghị còn có: đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc
hội; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban
Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng
Chính phủ.
Các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hà
Nam.
Dự tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Phạm Hùng Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh,
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội trong đoàn ĐBQH tỉnh công
tác tại địa phương. Tham dự phiên họp có đồng chí Bùi Văn Hoàng, Ủy viên BCH Đảng
bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Ủy viên BCH Đảng bộ
tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Uỷ ban MTTQ tỉnh; Lãnh đạo sở,
ngành có liên quan, Lãnh đạo
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội |
phát biểu khai mạc hội nghị |
Phát biểu khai mạc và
điều hành Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu
rõ: tiếp nối thành công của Hội nghị toàn quốc lần
thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV, Hội nghị là dịp để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan,
tổ chức hữu quan triển khai thực hiện và các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân giám sát, theo dõi, đánh
giá việc thực hiện các luật, nghị quyết.
Hội nghị sẽ tập trung
quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm, yêu cầu và nhiệm vụ chủ yếu của
9 luật và 10 nghị quyết. Để
hội nghị đạt được kết quả tích cực, đồng chí Phó Chủ tịch Thường
trực Quốc hội đề nghị các đại biểu tham dự đầy đủ, nghiêm túc; phát huy trách
nhiệm, tích cực tham luận, phát biểu với tinh thần khách quan, thiết thực. Các
báo cáo, tham luận cần phản ánh cụ thể, khách quan công tác chuẩn bị và kế
hoạch triển khai nhiệm vụ; thẳng thắn nêu rõ những khó khăn, vướng mắc. Đồng
thời có những kiến nghị, đề xuất giải pháp khả thi, nhằm tiếp tục tăng cường sự
phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong
việc đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào thực tiễn cuộc sống, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, |
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, |
Đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam |
Tiếp theo, các đại biểu nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quán triệt những
điểm mới, nội dung trọng tâm, chủ yếu trong việc triển khai luật, nghị quyết được
Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội
Khóa XV; báo cáo của Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành các luật,
nghị quyết được Quốc hội thông qua. Hội nghị cũng sẽ nghe một số báo cáo tham
luận về công tác chuẩn bị giám sát và một số nội dung thuộc trách nhiệm các cơ
quan của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai các luật, nghị
quyết...
Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị,
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các
bộ, ngành, địa phương đã chủ động và quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp để triển khai thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội. Trong thời gian tới,
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ
chức thực hiện các nội dung theo quy định trong luật, nghị quyết; kịp thời xử
lý những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, cơ
quan, tổ chức, ĐBQH; phân công cơ quan của Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thẩm
tra kỹ lưỡng đối với báo cáo của Chính phủ, các cơ quan về việc thực hiện yêu
cầu trong luật, nghị quyết, báo cáo Quốc hội xem xét, thảo luận trong trường
hợp cần thiết. Các cơ quan của Quốc hội chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ và
đôn đốc các cơ quan thực hiện kịp thời.
Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai đối với từng
luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 được
nêu cụ thể trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sớm ban hành Danh mục
văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua
tại Kỳ họp bất thường thứ 5 và phân công cụ thể cơ quan chủ trì soạn thảo, gắn
với thời hạn hoàn thành. Tiếp tục ban hành các kế hoạch triển khai thi hành
luật, nghị quyết của Quốc hội; bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tập trung chỉ đạo rà soát, xử lý các vướng mắc, bất
cập về thủ tục hành chính theo yêu cầu tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 để báo
cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tuân thủ Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, khẩn trương xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 56 văn
bản quy định chi tiết bảo đảm tiến độ, chất lượng để kịp thời có hiệu lực cùng
với luật, nghị quyết; bảo đảm có tính khả thi, nhất quán, đồng bộ trong hệ
thống văn bản pháp luật, đặc biệt là văn bản quy định chi tiết các luật có mối
quan hệ mật thiết với nhau như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất
động sản,.. không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy
trình, thủ tục, “giấy phép con” trái quy định trong tổ chức thực hiện. Cùng với
đó, tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu
các chính sách, nội dung của luật, nghị quyết và các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành để các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng,
đầy đủ các quy định.
Thực hiện đồng bộ các giải
pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật, siết chặt
kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính
chủ động, tích cực của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường kiểm tra, thanh
tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm
các hành vi tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong thi hành pháp
luật.
Chính quyền địa phương các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị
điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện các thẩm quyền, nhiệm vụ được giao,
nhất là những thẩm quyền, nhiệm vụ mới được bổ sung trong các luật, nghị quyết
của Quốc hội, cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù được áp dụng tại địa phương.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà
nước, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng,
đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết các
luật, nghị quyết của Quốc hội; tham gia phổ biến giáo, dục pháp luật cho Nhân
dân bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; vận động, động viên
các tầng lớp Nhân dân thực hiện luật, nghị quyết.
Trên cơ sở thành công của
hội nghị lần thứ nhất và hội nghị lần thứ hai này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng
các cơ quan cần nỗ lực cao hơn nữa, quyết tâm lớn hơn nữa, trách nhiệm hơn nữa,
phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa nhằm sớm đưa các quyết sách của Quốc hội
vào cuộc sống..