Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Luật cảnh sát cơ động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Ngày
26/10/2021,
tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Luật
cảnh sát cơ động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nghe Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Khoa
học và Công nghệ giải trình, làm rõ các vấn đề ĐBQH quan tâm liên quan đến dự
án luật này.
Dự và chủ trì tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trương
Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và các
đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện các sở, ngành: Công an, Khoa học và Công nghệ;
Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh Hà Nam tham dự phiên họp
Phiên
làm việc buổi sáng, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Luật Cảnh sát cơ động, các
đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Dự án Luật cảnh sát cơ động
(CSCĐ), nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, làm cơ sở xây dựng CSCĐ chính
quy, tinh nhuệ, hiện đại; hoàn thiện cơ sở pháp lý để CSCĐ thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân
dân trong tình hình mới.
Về hệ thống tổ chức của Cảnh
sát cơ động (Điều 13),
đa số các đại biểu tán thành Phương án 01 của dự thảo Luật vì cơ bản thống nhất với pháp luật hiện hành, đồng thời bảo đảm linh hoạt trong
quá trình tổ chức lực lượng theo yêu cầu thực tế đặt ra.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại hành
lang
Kết thúc phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu Quốc
hội cơ bản nhất trí với quy định về vị trí, chức năng của CSCĐ. Tuy nhiên,
nhiều đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về vị trí,
chức năng của CSCĐ, đảm bảo thống nhất giữa quy định của các luật liên quan.
Phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực
tuyến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Đa
số các đại biểu Quốc hội đồng tình về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật SHTT
vì việc này sẽ tạo tính tương thích của dự án Luật SHTT với các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, các đại biểu có nhiều ý kiến đóng
góp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí là kết
quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Đề nghị Chính
phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia
hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” để thể chế hóa đầy đủ
chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 20-NQ/TW; Nghiên cứu mở rộng cơ chế giao
quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, một số đối tượng quyền tác giả
và quyền liên quan; khắc phục sự không thống nhất giữa quy định về quyền đăng
ký, sở hữu đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân
sách nhà nước trong các Luật hiện hành như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật
chuyển giao công nghệ, Luật quản lý, sử dụng tài sản công để đảm bảo tính thống
nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, tập trung phân tích, làm rõ việc quy
định không áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm
phạm quyền SHTT đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại phiên thảo
luận tực tuyến và giải trình, làm rõ một số ý kiến.