Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam giám sát tại sở Giao thông vận tải.
Sáng ngày 12/4/2024, tiếp tục chương trình giám
sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”,
Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam do đồng chí Phạm Hùng Thắng,
Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn
đã có buổi làm việc tại Sở Giao thông Vận tải.
Tham gia Đoàn giám sát có các đại biểu Quốc hội khoá XV thuộc
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh; đại diện Lãnh đạo các Ban của
HĐND tỉnh, đại diện Lãnh đạo một số sở, ngành có liên quan.
Lãnh
đạo sở Giao thông vận tải báo cáo tại buổi làm việc
Theo báo cáo, ngành giao thông vận tải đã chủ động, kịp
thời tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp trên về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông; làm tốt công phối hợp, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chủ động phối hợp có hiệu quả
với các sở, ngành, đơn vị có liên quan triển khai có hiệu quả các biện pháp, giải
pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Tập trung làm tốt công
tác quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh; tranh thủ các nguồn lực, đầu tư
xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ; làm tốt công tác bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn. Chỉ đạo lực lượng chức năng thường
xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông, nhất là
những hành vi gây bức xúc trong nhân dân như: xe không đủ tiêu chuẩn chất lượng
kỹ thuật và bảo vệ môi trường; xe chở quá khổ, quá tải trọng; tình trạng xe dù,
bến cóc; việc lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông đường bộ,
đường sắt...; được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Giai đoạn 2009 - 2023, tình hình
trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không để xảy ra ùn
tắc giao thông nghiêm trọng, tai nạn giao thông được hạn chế.

Thành viên đoàn
giám sát phát biểu tại buổi làm việc
Tuy
nhiên, quá trình thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc như: Hệ thống hạ tầng
giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu đi lại
của Nhân dân; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân khi
tham gia giao thông còn hạn chế; công tác phối hợp, trao đổi thông tin của các
ngành chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hiệu quả còn
chưa cao. Việc kết nối giao thông giữa cảng, bến thuỷ nội địa với hệ thống đường bộ,
đường sắt còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hiệu quả tương xứng với tiềm
năng, lợi thế của địa phương…
Thành viên đoàn
giám sát phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát có một số ý kiến
trao đổi như: đánh
giá tính kịp thời, hiệu của của công tác tham mưu của Sở với Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, Ban an toàn giao thông của tỉnh trong việc ban hành các văn bản lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và các văn bản của cấp trên; công tác phối hợp giữa các
cấp, các ngành (nhất là với ngành công an, giáo dục - đào tạo, các địa phương)
trong việc triển khai thực hiện các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao
thông; việc xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ; Về xử lý điểm
đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông...
Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, |
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu kết luận |
Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn
đại biểu Quốc hội tỉnh đã biểu dương, ghi nhận những kết quả của ngành trong việc chủ động, kịp thời tham mưu Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ban An toàn giao
thông tỉnh ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch, Quyết định và các văn bản chỉ đạo,
điều hành tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; công tác tham mưu quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa
bàn tỉnh phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thường
xuyên rà soát, sửa chữa, bổ sung các trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông
trên các tuyến đường; làm tốt công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ; phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác bảo vệ
hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Đẩy mạnh cải cách hành chính
theo hướng công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động quản lý và giải quyết thủ tục hành chính... Đồng thời đề nghị thời gian
tới, ngành cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tư
xây mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội; trong đó lưu ý đến tính kết nối đối với các điểm
du lịch. Có giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông đường
sắt và đường thuỷ nội địa. Tăng cường các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn; Chỉ đạo lực
lượng chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp đấu tranh với các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm theo quy định. Có giải pháp kiềm chế có hiệu quả, tiến tới giảm tai nạn
giao thông trên địa bàn...
Đối với các kiến nghị của ngành, Đoàn sẽ tiếp
thu, tổng hợp để báo cáo Quốc hội, đồng thời phản ánh đến Chính phủ và các Bộ
ngành liên quan xem xét, giải quyết trong thời gian tới./.