Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều ngày
31/10/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến
hành thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều
nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên
họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Tại phiên họp, Quốc hội sẽ tiến hành thảo
luận ở hội trường về: (1) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; (2)
Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; (3) Kết quả thực
hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; (4) Báo cáo của Chính phủ về
thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; (5) Kết
quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số
101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, các thành viên
Chính phủ sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm
Hùng Thắng, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà
Nam cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban
Kinh tế trình trước Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2024. Đại biểu cho biết năm 2023, kinh tế-xã hội nước ta gặp nhiều
khó khăn, thách thức; song dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt
của Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức, giành được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật như: kinh tế - xã hội
Việt Nam có xu hướng phục hồi tích cực so với
thế giới; Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng
quý sau cao hơn quý trước; hoạt động của doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước
ngoài đã có chiều hướng thuận lợi hơn; đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản
được đảm bảo; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; công tác đối ngoại
đạt nhiều kết quả nổi bật, vị thế của chúng ta trên trường quốc tế ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những tồn tại, hạn
chế mà trong Báo cáo của Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra.
Năm 2024 dự báo
còn nhiều khó khăn, thách thức khó lường, đại biểu đồng tình với các mục tiêu,
chỉ tiêu, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đã
được Chính phủ trình trước Quốc hội. Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục quan
tâm giải quyết thực hiện một số vấn đề:
Thứ nhất, chủ động nắm tình hình khu vực có
ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam để có kịch
bản ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh;
Thứ hai, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung
các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là để doanh
nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn; Tăng cường công tác quản
lý, tập trung thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc
của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản; có cơ chế,
chính sách hỗ trợ để thúc đẩy các doanh nghiệp của Việt Nam phát triển để hướng tới một nền kinh
tế tự chủ, phát triển ổn định và bền vững.
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê
duyệt các quy hoạch, có giải pháp quyết liệt hơn trong giải ngân vốn đầu tư
công như việc cho phép
điều tiết chuyển nguồn từ các bộ, ngành, địa phương không giải ngân được cho các địa phương, bộ, ngành giải ngân
tốt.
Thứ tư, tiếp tục rà soát để thống nhất, đồng
bộ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, để có sửa đổi,
điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân
quyền đối với các cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, việc chuyển đổi đất lúa,
đánh giá tác động môi trường, thẩm định thiết kế cơ sở cho địa phương.
Thứ năm, cần có giải pháp hữu hiệu nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng năng suất lao động: Quan tâm công tác
đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Tập trung chỉ đạo xử lý
những vấn đề còn tồn tại, hạn chế mà đông đảo cử tri, nhân dân quan tâm như vấn
đề về đổi mới chương trình giáo dục, việc sử dụng sách giáo khoa, tình trạng
thiếu thuốc, chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo
các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan tập trung giải quyết những khó khăn, vướng
mắc của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 để sớm đưa hai bệnh viện sớm đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân và xử lý
tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Nhuệ, sông Đáy.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, |
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên thảo luận |
Cùng tham gia ý kiến tại phiên họp, đại
biểu Trần Văn Khải, Ủy viên
Thường trực Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam nhất
trí
với các nội dung của báo cáo của Chính phủ về đánh giá giữa kỳ kết
quả thực hiện kinh tế - xã hội của giai đoạn 2021-2025; đại biểu nhận thấy trong
03 năm qua chỉ tiêu về năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực chưa
hoàn thành mục tiêu đề ra; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có chuyển
biến rõ nét để tạo động lực đột phá phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu ngành
nghề được đào tạo chưa bám sát và nhu cầu của thị trường lao động, nhất là lao
động trong các ngành nghề kinh tế mới, thiếu nhân lực trong các ngành kinh tế
mũi nhọn, các ngành phục vụ kinh tế số.
Từ thực tiễn, đại
biểu Trần Văn Khải kiến nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ cần tập trung thực hiện
tốt một số vấn đề:
Đại biểu Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban KHCN và MT của Quốc hội, |
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên thảo luận |
Một là, Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn
nữa thực trạng khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất các giải
pháp cụ thể, khả thi đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao, cải thiện năng suất lao động, tạo chuyển biến trong thời
gian tới; những nội dung vượt thẩm quyền đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội xem
xét, quyết định.
Hai là, đề nghị Quốc hội giám sát chuyên đề
việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, phát triển nguồn lực lao động
và năng suất lao động; trên cơ sở đó, ban hành nghị quyết chuyên đề của Quốc hội
về chính sách đặc thù nhằm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ba là, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng tiếp tục quan tâm kịp thời có chính sách đột phá nhằm phát triển mạnh
mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong thời gian tới.