Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7,
Quốc hội khóa XV, sáng ngày 08/6/2024, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người
(sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại
Tổ số 18 gồm các tỉnh: Trà Vinh, Thanh Hóa, Hà Nam. Đồng chí Ngô Chí Cường, Ủy
viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà
Vinh chủ trì phiên thảo luận.
Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc
hội trong tổ thống nhất
cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi);
Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tham
gia góp ý về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), đại biểu Phạm
Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn đại
biẻu Quốc hội tỉnh Hà Nam đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét một số nội dung cụ thể như:
Một là, tại khoản 4 Điều 2 (giải thích từ ngữ) có khái niệm “Cưỡng bức lao động”. Khái niệm này
đã được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, do đó để thống
nhất áp dụng các thuật ngữ trong hệ thống pháp luật, đại biểu đề nghị không cần
thiết quy định giải thích khái niệm “Cưỡng bức lao động” trong Luật Phòng,
chống mua bán người.
Hai là, quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn
nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, trong đó đã quy định
được đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ
mình, người thân thích của mình khi bị xâm hại, đe dọa xâm hại hoặc có nguy cơ
bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan
đến phòng, chống mua bán người... Tuy nhiên, để thống nhất với các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các quy
định trong Luật Phòng, chống mua bán người, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quyền
được hưởng chính sách về trợ giúp pháp lý.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam |
phát biểu thảo luận tại tổ |
Ba là, dự thảo Luật quy định về tiếp nhận, xác minh nạn nhân tự đến trình báo: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
nhận được yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã
hội cấp huyện, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng
văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
huyện. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng
không quá 60 ngày. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan
Công an đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ”; đề nghị xem
xét rút ngắn thời gian: Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu... và đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Tham gia góp ý về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của dự thảo Luật. Bên cạnh đó, đại
biểu Lê Thị Nga tham gia cụ thể đối với Quy định xử lý chuyển hướng; trong đó tham gia các biện pháp xử lý chuyển
hướng, trường hợp không được áp dụng biện
pháp xử lý chuyển hướng và thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.
Đại biểu Lê Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội-đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam |
phát biểu thảo luận tại tổ |
Trước phiên thảo luận tại Tổ, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội
họp phiên toàn thể tại hội trường nghe các nội dung: Phó Chủ tịch nước Võ Thị
Ánh Xuân trình bày tờ trình về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ai-len;
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ
trình bày Báo cáo thuyết minh về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên
hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà trình bày Báo cáo
thẩm tra về việc phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Tại phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận, thông qua Nghị quyết về Chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2024; biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của
Quốc hội năm 2025. Tiến hành thảo luật tại Tổ dự án luật Công đoàn (sửa đổi);
chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai
đoạn 2025-2035./.