Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ đối dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ( sửa đổi )
Chiều ngày 09/11/2023,
theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến
hành thảo luận tại tổ đối dự án Luật
Tổ chức Tòa án nhân dân ( sửa đổi ).
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại Tổ 18 cùng với các
Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hoá, Trà Vinh.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ 18
Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội trong tổ nhất trí với sự cần thiết
sửa đổi dự án Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng
về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân hiện hành.
Đại biểu Lê Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, |
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội |
Tham gia thảo luận tại tổ, đại
biểu Lê Thị Nga, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cơ quan tán thành với dự thảo luật. Bên cạnh
đó đại biểu Lê Thị Nga có một số ý kiến cụ thể như sau:
- Về đổi mới toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
theo Thẩm quyền xét xử, đại biểu cho rằng dự thảo đổi tên nhưng thẩm quyền
không thay đổi, đại biểu đề nghị giữ nguyên theo hiện hành.
- Về phạm vi điều chỉnh: đại biểu cho rằng có một
số quy định còn nhầm lẫn giữa luật tổ chức Tòa án và Luật Tố tụng, đại biểu đề
nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại những vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục
tố tụng thì đưa vào luật tố tụng mà không nên sửa đổi luật này.
- Về xem xét kiến nghị về tính hợp hiến hợp pháp
của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử tại khoản 1 Điều 28 quy định xem
xét, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản trong phạm pháp luật; đại
biểu cho rằng nhiệm vụ này có thể nhầm lẫn với thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội trong việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu
trái với hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh, đại biểu đề nghị cân nhắc thêm về
cách thể hiện.
- Về nội dung không tiến hành điều tra, thanh
tra đối với hoạt động xét xử; giải quyết vụ việc đang trong quá trình tố tụng: Đại
biểu cho rằng, hoạt động điều tra và thành tra theo quy định của pháp luật
chuyên ngành và không làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác, cho nên khi án đang đang trong quá trình tố tụng, nếu có
dấu hiệu vi phạm đại biểu đề nghị vẫn phải kiểm tra, thanh tra.
- Về nội dung hoàn thiện tổ chức bộ máy của các
tòa án: Về cơ cấu tổ chức Tòa nhân dân tối cao và tổ chức bộ máy giúp việc của
tòa án tối cao, đại biểu đề nghị bỏ quy định “sự nghiệp công lập khác” trong quy
định khoản 1 Điều 46 của dự thảo luật; bỏ cụm từ “tương đương” tại khoản 1 Điều
51, nên quy định cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao có văn phòng, các vụ.
- Về nội dung quy định ngạch bậc Thẩm phán,
đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ lý do với những quy định trong dự thảo
để giải quyết vấn đề vướng mắc trong thực tiễn hiện nay. Về số lượng thẩm phán,
bậc thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án, đại
biểu đề nghị giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.