Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

         Sáng ngày 16/01/2024, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường và ở tổ về: (1) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; (2) Việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn. 

anh tin bai

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ

        Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam nhất trí với sự cần thiết ban hành các cơ chế, chính sách với những lý do như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các Uỷ ban của Quốc hội. Đồng thời, đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia một số ý kiến cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như:

Tại điểm c Khoản 1- Điều 4. Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng: “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm theo tổng mức kinh phí của từng chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần”. Việc giao UBND cấp tỉnh quyết định phân bổ chi tiết đến dự án thành phần cũng tạo thuận lợi trong việc điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án thành phần trong cùng một chương trình mục tiêu quốc gia, tạo sự chủ động, đáp ứng kịp thời về thời gian. 

anh tin bai

Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi thảo luận

Tại điểm a Khoản 3- Điều 4. Việc “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia” sẽ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau với các tiêu chí, mẫu hồ sơ cũng khác nhau và chưa rõ trình tự, thủ tục vận dụng, áp dụng theo quy định nào. Vì vậy, đại biểu đề nghị nên xem xét bổ sung quy định: “Chính phủ giao các bộ, ngành Trung ương ban hành khung hướng dẫn về trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất… thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách để triển khai, áp dụng, thực hiện đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước”.

Đối với Khoản 7- Điều 4. Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu lựa chọn phương án 02 và đề nghị không quy định cứng là 01 huyện; quy định này có thể áp dụng theo tiêu chí của phương án 1, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn số lượng huyện áp dụng thí điểm cơ chế phân cấp. Để tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện, đề nghị quy định cụ thể theo hướng: khi quyết định chọn cấp huyện được thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp, HĐND/ UBND cấp tỉnh quy định cụ thể về quyền hạn của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện được tổ chức thực hiện; HĐND/ UBND cấp tỉnh phân bổ tổng mức kinh phí (đầu tư công, chi thường xuyên) cho cấp huyện; HĐND, UBND cấp huyện được chủ động phân bổ/ điều chỉnh phân bổ chi tiết đến từng danh mục dự án thành phần...

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập